Cách nhận biết các loại vải sợi theo phương pháp dệt vải

Cách nhận biết các loại vải sợi qua phương pháp dệt vải theo bảng phân loại dưới đây giúp các bạn phân biệt được đặc tính, tính chất các loại vải. Kiểu dệt quyết định những tính chất đặc trưng của vải như độ bền, độ co giãn, mức độ thoáng khí, thoát mồ hôi…Qua đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hàng may mặc. Mỗi loại loại hàng may mặc sẽ phù hợp với từng loại vải nhất định. Hiểu được đặc tính của vải giúp nhân viên QA ngành may kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng sản xuất.

Với nhân viên quản lý đơn hàng ngành may hiểu biết về vải các bạn sẽ đàm phán với nhà cung cấp tốt hơn, để thỏa thuận được giá tốt nhất. Và giúp cho quá trình tư vấn, lựa chọn và phát triển vải nhanh hơn, hiệu quả hơn.

(nếu bạn cần file excel bài giảng, bạn kéo xuống dưới cùng bài viết và comment để lại địa chỉ email)

Xem thêm các khóa học ngành may:

  1. KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG, KINH NGHIỆM NGHỀ QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG NGÀNH MAY. Xem chi tiết TẠI ĐÂY
  2. KHÓA ĐÀO TẠO KỸ NĂNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QA/QC NGÀNH MAY. Xem chi tiết TẠI ĐÂY
  3. KHÓA ĐÀO TẠO TIẾNG ANH GIAO TIẾP VÀ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH MAY. Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Hoặc bạn có thể liên hệ với mình để biết thêm chi tiết, ZALO: 0977. 298. 488

Weaving type
Kiểu dệt
Feature
Đặc tính
Plain Weave
(kiểu dệt vân điểm, dệt trơn)
 Kiểu dệt Plain là đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Vải dệt trơn có kết cấu mạnh mẽ và cứng. Hai mặt vải trong cách dệt này sẽ giống nhau (không phân biệt phải hoặc trái), số sợi dọc và số sợi ngang bằng nhau
Twill Weave
(vải chéo, dệt vân chéo)
Quy luật:
1. xuống hai – lên một – xuống hai
2. Xuống một – lên một – xuống hai – lên một – xuống hai – lên một
3. Lên một – xuống hai – lên một – xuống một …
Các loại vải chéo thường mềm hơn vải dệt phẳng do đó khả năng chống nhăn thường cao hơn nhiều so với kiểu dệt phẳng
Vải chéo về mặt kỹ thuật có cấu trúc một mặt trước và một mặt sau
Z twill: Canh huyền/ S twill: Canh sắc
 Satin weave
(dệt vân đoạn)
Vải dệt vân đoạn là loại vải được dệt để tạo vẻ đẹp trên bề mặt. Vải đẹp nhưng không bền chắc. Qua sự thay đổi giữa sợi ngang và sợi dọc người ta có thể tạo các hoa văn trên vải (Damast). Các mẫu hoa văn rắc rối chỉ có thể làm được bằng cách điều chỉnh các sợi dọc trên máy dệt, điều chỉ thực hiện được với máy dệt Jacquard kể từ thế kỷ thứ 19.
Poplin weave Số lượng sợi dọc gấp đôi số lượng sợi ngang, loại vải này có trọng lượng nhẹ, thoáng khí và tương đối mềm mượt
vải này thường được dùng làm sơ mi, quần áo trẻ em, bộ áo liền quần, các loại khăn, vỏ gối
Herringbone Weave Herringbone là loại vải được dệt chéo với mô hình các đường zigzag đảo ngược hoặc như một bộ xương cá. Loại vải này có khả năng chịu nước cao hơn loại vải trơn, do vậy vải herringbone khô một cách nhanh chóng và dễ dàng là ủi. Vải herringbone mềm mại, kết cấu vải tạo sự ấm áp và có bề mặt bóng nhẹ.
Pintpoint Pintpoint là loại vải được dệt theo mô hình 2 sợi nằm trên và 1 sợi nằm dưới tạo ra cấu trúc vải vững chắc với kết cấu là những ô vuông nhỏ. Sản phẩm dệt may này có khối lượng trung bình và tương đối thoáng khí, vì vậy một chiếc áo vải pintpoint sẽ khá bắt mắt đồng thời cũng tương đối mát mẻ.
Oxford Oxford là loại vải có cấu trúc dệt dạng rổ với sự liên kết từ những sợi ngang và dọc. Trong khi các loại vải khác sẽ có màu sắc rõ rệt, thì ở loại vải này bề mặt vải sẽ xuất hiện các tông màu khác nhau. Vải Oxford dày dặn và ấm áp, thích hợp mặc trong những ngày mát mẻ.
Các loại vải dệt kim đan dọc thông dụng Trong vải dệt kim đan dọc, các cột vòng (wales ) và các hàng vòng của sợi  chạy hầu như song song, một sợi là chỉ cho mỗi cột, một mảnh vải dệt kim dọc có thể có hàng trăm cột vòng (wales), hay đòi hỏi hàng trăm cối sợi. Vải dệt kim đan dọc thường được thực hiện bằng máy
Kiểu Tricot Tricot sủ dụng phổ biến để may đồ lót. Mặt phải của vải có những gân sọc dọc nổ rõ , trong khi ngược lại mặt trái là những gân ngang. Các loại vải này có một kết cấu draft (mềm rủ) và soft (mềm) và có thể kéo  căng theo chiều dọc và hầu như không có giãn ngang.
Kiểu Milan Milan có cấu trúc mạnh hơn, ổn định hơn, mượt mà hơn và đắt hơn tricot . Do đó, được sử dụng trong đồ lót tốt hơn. Các loại vải dệt kim dọc kiểu này được dêt từ hai sợi dệt kim theo đường chéo, kết quả trên vải mặt có sườn gân dọc rõ rệt và mặt trái có cấu trúc đường chéo. Các loại vải này thường là nhẹ ( lightweight ), mượt mà ( Smooth), và ổ định hình dáng tốt.
Kiểu Raschel Raschel là kiểu vải dệt kim đan dọc mà độ giãn là không đáng kể và có cấu trúc cồng kềnh. Chúng thường được sử dụng như một vật liệu lưới thông gió cho áo khoác, áo jacket, ba- lô, túi xách…Nó có thể được thiết kế từ dạng mật độ rất cao, không co giãn hoặc rất thưa như mắt lưới, hai mặt gần như nhau.
Các kiểu dệt kim đan ngang thông dụng Trong vải dệt kim đan ngang về lý thuyết, vải có thể được sản xuất từ một sợi duy nhất, bằng cách dệt từng hàng lần lượt, vải dệt kim đan ngang được dệt từ rất nhiều tổ sợi tương ứng với số kim, tất cả đều tham gia tạo vòng đồng thời tạo ra vải. Vải đệt kim đan ngang được thực hiện có thể bằng tay hoặc bằng máy
Vải Single Jersey là vải một mặt phải , được dệt ra trên máy môt giường kim. Vải có 2 mặt khác nhau rõ rệt, một mặt trái và một mặt phải. Nhìn mặt trái ta có thể thấy rõ các hàng vòng, nhìn mặt phải nổi rõ các trụ vòng. Vải có tính quăn mép, dễ tuột vòng sợi.
Vải Rib Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Nếu kéo giãn theo chiều ngang sẽ thấy rõ các cột vòng phải nằm xen kẽ các cột vòng trái. Các cột vòng phải và trái sẽ tạo thành hai lớp cột vòng nằm trên hai mặt phẳng song song, áp sát với nhau. Không quăn mép, độ giãn lớn, độ dày lớn.
Vải Interlock là vải hai mặt phải. Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Các cột vòng phải của lớp vải này chồng khít lên và che lấp hoàn toàn các cột vòng phải của lớp vải kia. Không quăn mép, vải bóng mịn, không tuột vòng, độ giãn thấp.

One thought on “Cách nhận biết các loại vải sợi theo phương pháp dệt vải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!